Hà làm

Work smart là gì, có ăn được không?

Hồi đi làm với ông sếp Việt kiều, ổng hay nhai đi nhai lại cái cụm từ “Work smart, don’t work hard”. Lúc đó, dù cũng 26-27 tuổi rồi chứ nhỏ gì đâu, mà vẫn không “thủng” nổi câu đó. Làm với ổng riết sau này mới thấm. Rồi mình cũng đem cái cụm đó mà “dạy” sấp nhỏ. Nói dạy cho to vậy chứ cũng chỉ là chia sẻ thôi.

“Cho công ty một cơ hội”

Đó là bài viết của một người bạn(*). Đại ý là các nhân viên, đặc biệt những người chủ chốt, nên thảo luận những khó khăn của mình với quản lý để tìm giải pháp khắc phục, chứ đừng âm thầm chịu đựng khó khăn rồi nghỉ việc.

Kỹ năng nghỉ việc

Nào giờ xin việc mới cần kỹ năng chứ nghỉ việc thì cần gì kỹ năng hỉ? Nhân tiện, mình không thích dùng từ “xin việc”. Mình có sức lao động, đổi lấy thu nhập, chứ chả ai xin ai cái gì cả.

Trước khi đi vào chi tiết, mình chỉ tóm lại một câu thôi: trừ khi bạn bị đuổi việc, hãy nghỉ việc một cách thanh lịch nhất.

Sử dụng Facebook an toàn

Một số thông tin bị lộ là do FB. Còn một số khác là do chúng ta bất cẩn trong việc chia sẻ khiến kẻ xấu có thể lợi dụng những thông tin đó để làm gì không ai biết. Vì thế, hãy tự bảo vệ quyền tư của mình bằng một số cách.

Hạn chế emails rơi vào Spam

Có nhiều cách để hạn chế email vào Spam/Junk khi gởi email hàng loạt (email marketing), chẳng hạn như không nên sử dụng những email miễn phí như gmail, yahoo để gởi nè, không dùng danh sách email không rõ nguồn gốc nè, không cập nhật danh sách email nè, bla bla bla…

Làm sao giữ nhân viên

quan điểm của mình là phát triển nhân sự trước, có nền tảng vững vàng, rồi mới mở rộng doanh thu. Vấn đề của doanh nghiệp mới là phải kiếm thật nhiều tiền mà quên mất hoặc chưa đầu tư đúng mức cho nhân sự, dẫn đến việc có thật nhiều khách hàng, nhiều dự án về, nhưng nguồn nhân sự không đủ để đáp ứng, dẫn đến chất lượng dự án không tốt, nhân sự bị quá tải, hoặc không biết làm thế nào.