Nửa đêm đọc mấy trang cuối cùng trong cuốn hồi ký Beyond the Sky and the Earth – A Journey into Bhutan của tác giả Jamie Zeppa mà cười không chịu nổi. Cười vì câu chuyện dễ thương, nhưng hai dòng cuối cùng lại chùng xuống:

Namé samé kadin chhé, Grandpa.

Beyond the sky and the earth, thank you

Beyond the sky and the earth (3)
Bìa sách

Đó là khi cô gái Jamie đang sống ở Bhutan nhận được tin ông của mình ở Cannada qua đời. Trong tiếng Dzongkha, ngôn ngữ của Bhutan, “Namé” nghĩa là “no sky”, “samé” nghĩa là “no earth”. “Namé samé kadin chhé” là “thank beyond the sky and the earth”, hoặc đơn giản hơn, là “thank you very much”.

Cuốn sách được đưa cho mình cùng cuốn “Bhutan” của Lonely Planet trước khi mình đi Bhutan để đọc cho biết Quốc gia Hạnh phúc trước khi đến nơi đó. Nhưng mà đọc sao kịp. Lưu để đó. Chỉ đọc kịp một số phần chính trong cuốn của Lonely Planet. Khi đến Bhutan, quyết định phải mua cho được sách viết về Bhutan từ Bhutan. Thế là tìm ngay cuốn này, “Beyond the Sky and the Earth – A Journey into Bhutan” và một cuốn khác tên “Married to Bhutan” của Linda Leaming. Cuốn này nói sau đi, vì chưa đọc.

Bắt đầu một hành trình

Trở về từ Bhutan, trong cơn “mê cuồng” đất nước nhỏ xíu với hơn 70% diện tích rừng này, mình lôi cuốn sách 300 trang ra đọc. Nói thiệt là cuốn sách có cái bìa đẹp mà bên trong xấu quá. Nó như một bản chụp từ sách khác. Chữ nhỏ, khó đọc, vài chổ méo mó. Thật ra mình cũng không mong chờ gì hơn. Sách bán cho khách du lịch thì cũng kiểu sơ sài mua cho có. Thôi bỏ qua yếu tố đó đi. Mua về làm kỷ niệm. Còn đọc thì bản ebook.

Hành trình đến Bhutan của cô gái 23 tuổi Jamie bắt đầu từ mẩu tin tuyển dụng giáo viên dạy tiếng Anh tại Bhutan. Cô đọc tin và quyết định đăng ký. Còn hành trình của cuốn sách bắt đầu từ chương “Arrival” – khi Jamie kể về trải nghiệm của cô khi vừa đáp máy bay xuống sân bay Paro. Chương tiếp theo, Jamie quay ngược lại thời điểm cô còn ở Canada và đứng trước quyết định làm thay đổi cuộc đời. Các chương sau đó thì viết tiếp những ngày sống ở Bhutan cho đến khi cô sinh con và cưới Tshewang.

Beyond the sky and the earth (1)
Một đoạn viết đầu chương

Ba trăm trang sách là hành trình ba năm sống ở Bhutan của Jamie. Những ngày đầu tiên đến đất nước xa xôi, hẻo lánh này là những ngày mệt mỏi của Jamie. Cô không ăn được mà cũng không dám ăn đồ ăn của Bhutan mà chỉ ăn khoai tây mình mang theo cho đến khi nó hết sạch. Cửa hàng rất hiếm. Tiện nghi không hề có. Không có khách sạn đầy đủ như cô mong muốn. Thời tiết thì mưa liên tục, u ám, ẩm ướt. Bị mắc kẹt nhiều tuần ở Thimphu, không đến được ngôi làng mà cô được chỉ định dạy vì lỡ núi, kẹt đường, kẹt tuyết… Jamie bị sốc, tự hỏi bản thân làm quái thế nào mà cô lại chọn đến nơi “khỉ ho cò gáy” sống khổ sở thế này. Đã có lúc cô nghĩ đến chuyện quay lại Canada vì quá cực khổ và thiếu thốn.

Rồi Jamie cũng học cách làm quen cuộc sống, học ngôn ngữ, văn hóa Bhutan, làm quen với việc mặc Kira, đi dép lê, uống ara, dùng vài từ trong ngôn ngữ Dzongkha, tập nấu ăn, đốt lò dầu, tiết kiệm nước, tập sống khổ với những người nghèo chung quanh và nhận ra “Anyone Can Live Anywhere”.

Nếu muốn hiểu Bhutan, hãy đọc

Cả Bhutan được gom vào ba trăm trang sách, từ văn hóa, xã hội, ngôn ngữ, con người, đến chính trị, tôn giáo; từ những đứa trẻ lấm lem, ngây thơ ở làng quê đến những anh chàng sinh viên lớn tuổi, sành điệu, rành tiếng Anh, hiểu biết nhiều; từ sự bình yên của làng quê nghèo đến “cuộc chiến ngầm” giữa hai miền Nam và miền Bắc (“The Situation”); từ cô gái được nuôi dạy theo đạo Thiên Chúa giáo tại Canada muốn trở thành Phật tử khi đến Bhutan

Sách của Jamie Zeppa viết theo văn kể. Qua lời kể của Jamie, Bhutan hiện lên quá dễ thương, mộc mạc, nghèo nhưng đẹp, khổ nhưng hạnh phúc, thiếu thốn nhưng hài lòng. Nếu ai chưa từng đến Bhutan mà nghe Jamie kể thì có thể sẽ không muốn đến vì quá cực. Nhưng nếu ai từng đến sẽ thấy thêm Bhutan từ một góc khác. Bhutan cũng thay đổi nhiều sau ngần ấy năm. Chuyện của Jamie được bắt đầu từ năm 1989, mãi đến 10 năm sau Bhutan mới có ti-vi và internet.

Beyond the sky and the earth (2)

Đọc sách của Jamie thì nên đặt mình vào vị trí của cô gái 23 tuổi sống xa nhà đến một đất nước lạ hoắc thì mới hiểu được cảm xúc của Jamie. Chẳng hạn như có lúc cô cảm thấy “bất lực” trước các đứa trẻ hỏi gì cũng “Yes, Miss” vì chả biết chúng có hiểu gì không. Đọc mấy khúc này vui lắm.

Day Two with Class Two. I practice saying their names, and they practice saying, “Yes, miss.” No matter what I smile and say, “Yes, miss.” Do you understand? Yes, miss. Am I saying your name right? Yes, miss. Where are you going? Yes, miss.

I give them each a piece of paper. “Write down,” I say slowly, “your name. Are you all writing your names?” “Yes, miss.”

Hoặc có những cảm xúc của Jamie khi cô không biết mình có nên ở lại Bhutan không. Và rồi cuối cùng “Love is the Big Reason”.

Nói chung, đọc rùi biết, chứ kể hoài không hết.

Một vài thứ biết thêm sau khi đọc sách

Tên của người Bhutan không có “họ”, tức là tên của gia đình như mình. Không có “last name” hay “first name” gì, không có “middle name” hay “family name”. Tên là tên. Cho nên có thấy hai người Bhutan nào cùng Dorji (tên phổ biến) thì cũng chẳng có họ hàng gì nhau cả. Và tên cũng rất khó phát âm. Trong hồi ký này, lúc Jamie mang thai, chồng cô ấy lên chùa và xin được tên “Sangha Chhophel”, nhưng vì cái tên này quá khó phát âm, như cái tên Tshewang vậy, nên cuối cùng chọn Pema Dorji – Lotus Thunderbolt.

Không chỉ mỗi mình nhớ Bhutan. Jamie cũng vậy. Đoạn này đọc hiểu đi chứ dịch không hay.

“But I think part of the reason we love Bhutan so much is that it’s not permanent. We know we have a limited time here, that’s what makes it so precious. And it’s a difficult place to get to. Remember how you felt going home this winter, how you were so worried you wouldn’t get back? It’s one of those impossible places that everyone dreams about. The forbidden kingdom”.

Show CommentsClose Comments

Leave a comment