[et_pb_section admin_label=”section”] [et_pb_row admin_label=”row”] [et_pb_column type=”4_4″][et_pb_text admin_label=”Text”]… là một hành trình dài trong “lịch sử du lịch” của mình tính theo số ngày: 13 ngày, dài hơn chuyến đi dài nhất là 12 ngày (đi trong nước). Để mình tóm lại một số kinh nghiệm “đau thương” cho bàn dân tham khảo và tại sao lại lòi cái ngày thứ 13 trong chuyến đi ABC Nepal của mình.

ABC Nepal cover1. Lịch trình chung:

Sát sao là 11 ngày:
  • Một ngày bay từ Sài Gòn qua Kuala Lumpur (KL) quá cảnh và bay tiếp qua Kathmandu.
  • Một ngày di chuyển từ Kathmandu qua Pokhara.
  • Bảy ngày trekking từ Pokhara lên Annapurna Base Camp (ABC) và về lại.
  • Một ngày đi từ Pokhara về lại Kathmandu
  • Một ngày bay từ Kathmandu về Sài Gòn, quá cảnh ở KL
Mình thì dự tính ở lại Kathmandu ngày cuối, nên mới đặt vé bay về tối đó, tức là, theo kế hoạch, đến trưa hôm sau mới về Sài Gòn. Nghĩa là, mất tổng cộng 12 ngày. Nhưng đời không như mơ, tối đó, Malindo Air hủy chuyến, phải ở lại thêm một đêm ở Kathmandu, 1 đêm ở KL. Và thành ra đi mất 13 ngày. Một số người thì đến trước và/hoặc ở lại thêm 1-2 ngày để tham quan. Cái này thì tùy từng người. Nhưng cơ bản thì tour là từ 15 đến 25/10, tức 11 ngày.
Đi tham quan hồ
Đi thuyền trên hồ Fewa vào buổi chiều khi đến Pokhara. Bạn sẽ đến một đền Hindu. Cái này nằm trong tour nên nếu bạn không thích đi cũng chẳng sao, mà đi thì biết thêm thôi.
Patan Durbar Square, một trong 4 điểm thường đến của City Tour. Bọn mình chỉ đi ngang mà không vào. Phí city tour là 1,500NRS, mà vé vào đây là 1,000NRS, không đáng.
Patan Durbar Square, một trong 4 điểm thường đến của City Tour. Bọn mình chỉ đi ngang mà không vào. Phí city tour là 1,500NRS cho 4 điểm tham quan, mà vé vào đây là 1,000NRS, cộng thêm 3 điểm còn lại nữa là 2,600NRS. Không đáng.
ABC Nepal
Monkey Temple (Swayambhunath Stupa) là điểm cao nhất mà bạn có thể thấy toàn thành phố, nhưng mà không sạch sẽ lắm, thành phố nhìn từ đây cũng không đẹp.

2. Lịch đi trek

Khi đăng ký tour thì được gởi lịch trình. Trong đó có chi tiết từng ngày làm gì. Các ngày ở thành phố thì mình nói trên rồi. Còn 7 ngày trek có thể tóm gọn: 4 ngày đi lên ABC, ở 1 đêm, 3 ngày đi xuống. Lịch trình lúc mình nhận như hình.
Lịch trình lúc đăng ký tour
Lịch trình lúc đăng ký tour
Thực tế so với kế hoạch có vài điểm khác:
  • Thời gian giữa hai thành phố Kathmandu và Pokhara khó có thể là 7 giờ như kế hoạch. Nên chuẩn bị tinh thần đi dài hơn. (Đọc thêm bài tham khảo ở cuối).
  • Ngày đầu đến Kathmandu sớm thì may ra còn có thời gian đi dạo, chứ như tui đến giữa đêm, chả dạo được gì đâu. Sáng hôm sau, ăn sáng vội rồi đi qua Pokhara.
  • Thời gian trekking thực tế cũng không như lịch do tốc độ di chuyển của từng người và của cả đoàn, thường là dài hơn.
  • Đêm trekking cuối, ngày thứ 8 trong lịch trình, phòng nghỉ bị đổi. Không biết vì lý do gì. Nghe guide nói, sáng hôm đó, người ta (đơn vị đã xác nhận booking) đổi chổ ở, là đổi thôi. 
  • Ngày trek cuối, ngày 9, cũng đổi. Theo kế hoạch là đi 6 tiếng đến chiều. Nhưng đoàn mình, lại nghe nói, là có người trong đoàn đề nghị giảm thời gian trek ngày cuối. Đề nghị được đổi từ Việt Nam. Nên ngày cuối chỉ đi khoảng 1,5 tiếng rồi sau đó đi xe bus về. Vậy thì đỡ mệt, chứ e là ngày cuối thì không đi nổi như thế. Nhưng đi bus lại là một “ác mộng” khác do đường xấu, dằn xóc.
Những ngày đi trek thì được lo từng miếng ăn giấc ngủ như mẹ lo. Các guide và porter làm việc chuyên nghiệp lắm. Ăn ngày ba bữa no đủ. Nước uống thì cứ lấy nước từ vòi rồi bỏ vô viên thuốc lọc là uống thôi. Thuốc bên tour cấp. Họ cấp luôn túi ngủ để trường hợp tối ngủ mà không có mền. Một số guest house không có mền. Nói chung vác thân đi thôi.
Annapurna Guest House, nơi nghỉ của đêm đầu tiên. Nhìn chung các guest house khá dễ thương.
Annapurna Guest House, nơi nghỉ của đêm đầu tiên. Nhìn chung các guest house khá dễ thương.
ACB Nepal - Jhinu Guest House
Jhinu Guest House, nơi ở đêm cuối của mấy ngày trek

3. Chi phí

Mình đặt tour qua GoNepal ở Việt Nam. Họ liên kết với Odea Services ở Nepal. Giá tour chuẩn (gói Standard) như mình đi thì 600USD/người. Nếu đăng ký nhóm 4 người được giảm 25USD. Các tour cao hơn thì giá cao hơn, 900USD, 1200USD gì đấy. Mà giá cao thì chỉ có ở khách sạn ở thành phố tốt hơn, đi xe giữa hai thành phố tốt hơn thôi, chứ 7 ngày lên núi thì thằng giàu hay thằng nghèo đều như nhau cả: ở chỗ như nhau, ăn đồ như nhau, mệt như nhau, cảnh đẹp như nhau. Nên không cần phải trả nhiều hơn làm chi. Vé máy bay thì khoảng gần 13 triệu, không bao gồm vé mua lại do hủy chuyến. Mình mua AirAsia giữa Sài Gòn (SGN) và Kuala Lumpur (KUL), mua Malindo Air giữa Kuala Lumpur (KUL) và Kathmandu (KTM). Tiền bảo hiểm thì hơn 600,000VND, mua của AIG. Bên tour khuyến khích nên mua AIG. Họ có nhiều gói khác nhau, nhưng mình mua gói cỡ đó là ổn. Phí visa vào Nepal là 30USD. Đóng tại sân bay. Tiền tip thì khoảng 5USD/người/ngày * 7 ngày = 35USD. Ai muốn cho hơn thì cho thôi. Tóm lại chi phí “cứng” thôi đã khoảng 28 – 30 triệu rồi. Chưa tính chi phí mua sắm, chi phí ăn uống, quà tặng… Lưu ý ăn ở Nepal nè, ngoài tiền ăn uống thì phí phục vụ (service fee) là 10%, thuế VAT là 13%. Ai bảo ăn uống ở SG có 5% phí phục vụ là mắc thì nghĩ lại nha. Còn nếu ai không dám uống nước từ vòi mà mua nước thì khoảng 3-5USD/chai 1 lít, càng lên cao càng mắc. Ai muốn tắm nước ấm cũng phải mua, từ 200-300NRS (Nepalese Rupee), khoảng 40,000 – 60,000VND/lần. Ai muốn xài wifi, muốn sạc pin cũng trả tiền nha. Nói tóm lại, nếu chỉ có 30 triệu đồng Việt Nam thì nên kiếm thêm một ít trước khi đi.

4. Chuẩn bị trang phục

Trước khi bạn đi, bên tour sẽ cho bạn danh sách những món cần chuẩn bị gồm cả áo quần, thuốc thang, đồ cá nhân… Nhưng mình chỉ lưu ý vài thứ cần chuẩn bị:
  • Giày: nếu bạn có sẵn giày đi trek thì tốt, không thì mua. Không cần mua giày quá mắc. Nên mua giày lớn hơn 1 size, có chống nước càng tốt. Bên Decathlon có nhiều giày phù hợp, giá phải chăng. Mình mua 1 đôi Quechua khoảng 1,2 triệu dù mình đã có đôi Solomon mắc hơn, nhưng đôi này vừa chân, khi đi xuống sẽ đau chân. Lúc đi thấy có rất nhiều người mang giày hiệu Quechua này, cả Tây lẫn ta, Á lẫn Âu.
  • Áo giữ nhiệt: là một lựa chọn đúng đắn. Mình mua nó 3 năm trước, nó theo mình bao nhiêu chuyến trek nhưng đây là lần đầu tiên nó được lên miền cao. Trời lạnh nhưng mình vẫn không bị lạnh nhiều. Áo heattech của Uniqlo có mấy trăm ngàn mặc hoài. Quan trọng là giữ nhiệt tốt. Giặt nhanh khô. 
  • Quần: mình có 2-3 quần trek, nhưng quyết định mua một chiếc quần mới GORE-TEX KTOM lại là một quyết định đúng đắn khác. Quần mua ở Fanfan, chống thấm, chóng gió, giữ ấm, ít bám bụi, có 2 lớp, lớp lưới bên trong thoáng khí, không bị bết mồ hôi. 
Nguyên combo 2 ngày đầu. Mình mang giày Solomon.
Nguyên combo 2 ngày đầu. Mình mang giày Solomon.
Nguyên combo 3 món trên mình mặc 7 ngày. Áo quần cứ ban ngày mặc, tối giặt, sáng hôm sau khô (thật ra hơi ẩm tí nhưng mặc vẫn ổn, đi sẽ khô), rồi tối giặt… cứ vậy mà một bộ tiến tới. Ngoài ra mình có thêm 1 áo nỉ mặc ngoài khi lạnh. Combo của mình nhìn chung là… xấu nếu để lên hình. Nhưng đi chơi với mình, an toàn, tiện dụng vẫn quan trọng hơn xấu đẹp.
Combo ngày lạnh: thêm áo khoác nỉ bên ngoài. Qua ngày thứ ba mình đổi qua đôi Quechua. Bạn chỉ cần mang 1 đôi này là đủ.
Combo ngày lạnh: thêm áo khoác nỉ bên ngoài, còn bên trong vẫn là áo giữ nhiệt. Nóng quá thì cởi áo ngoài. Qua ngày thứ ba mình đổi qua đôi Quechua và mang đến hết hành trình. Bạn chỉ cần mang 1 đôi này là đủ.
Riêng với các bạn nữ, mình khuyên nên dùng quần lót giấy, ngày nào vứt luôn ngày ấy cho tiện, khỏi giặt rửa. Còn áo thì nên chọn sport bra không gọng cho thoải mái. Không có mút càng tốt vì giặt mau khô hoặc không giặt thì phơi cũng mau thoát mồ hôi (mút giữ mồ hôi lâu). Mình đem mỗi ngày một cái nhưng xài có 2-3 cái suốt chuyến, vì cứ giặt khô rồi mặc lại.  Tất (vớ) thì không nên giặt vì lâu khô, nhưng có thể mặc 2-3 ngày/đôi cho đỡ mất công mang nhiều như mình. Với mình 3 món trên là quan trọng nhất, áo nỉ quan trọng tiếp theo trong khâu chuẩn bị. Các món còn lại có thiếu chắc cũng không chết =]] Đùa đấy, đầy đủ vẫn tốt hơn.

5. Chuẩn bị tập luyện

Nói hoài không thừa, phải tập luyện đều đặn trước khi đi để chuyến đi không là chuyến hành xác.

6. Một số lưu ý

  • Nếu book 2 chuyến bay khác nhau của 2 hãng thì thời gian chờ giữa hai chuyến sẽ chủ động hơn, vì mình tự chọn thời gian chờ mà. Nhưng nếu gặp trường hợp như mình, một hãng hủy chuyến dẫn đến mình phải hủy luôn chuyến của hãng còn lại thì sẽ tốn thời gian & tốn phí.
  • Nếu book 2 chuyến của cùng một hãng thì thời gian chờ là… vô chừng. Mệt mỏi lắm. Như các bạn trong group đi Malindo Air chờ 8-15 tiếng.
  • Nếu quá cảnh Kuala Lumpur thì lưu ý thêm điều này. Còn nếu quá cảnh ở nơi khác thì không áp dụng. Nếu book 2 chuyến của 2 hãng thì lưu ý luôn nhà ga (terminal). KL có 2 nhà ga chính: KLIA2 dành cho 5 hãng: AirAsia các loại, Cebu Pacific Air, Jetstar Asia, Scoot, JC Cambodia. Các hãng còn lại ở KLIA. Như mình book AirAsia và Malindo Air, qua đến nơi mới biết 2 terminals, phải di chuyển bằng tàu điện. Dù đi chỉ 5 phút nhưng chờ có thể 10-20 phút, vừa mệt, vừa lo trễ chuyến.
  • Nên điền trước form xin visa để đỡ mất thời gian khi đến sân bay.
  • Thời gian ở Nepal đi chậm hơn Việt Nam 1 tiếng 15 phút nên sáng bạn dậy theo giờ bình thường thì vẫn sớm so với giờ Nepal, không sợ vội vã, trừ khi bạn là đứa chuyên ngủ nướng.
  • Đổi tiền ở Nepal sẽ mất thêm 2% hoa hồng. Ví dụ, tỷ giá là 10USD = 1,131NRS thì thực nhận khoảng 1,100NRS.
  • Nên đến sớm và/hoặc về trễ để có thời gian tham quan, nếu bạn muốn. Không thì cứ đi/về sát giờ.
  • City tour ở Kathmandu thật ra cũng không có gì đẹp, chủ yếu là các đền (temple). Nếu bạn muốn tìm hiểu văn hóa thì đi, còn muốn chụp ảnh đẹp thôi thì mình không chắc là nên đi.
  • Nếu thích và có điều kiện thì có thể đi máy bay ngắm Everest, khoảng 175USD/giờ. Nhưng các chuyến bay vẫn có thể hủy vì thời tiết. Tiền sẽ được trả lại.
  • Nếu không muốn di chuyển bằng xe đò giữa hai thành phố, bạn có thể đi máy bay. Mất khoảng 30 phút và 110USD. Chi phí này không bao gồm trong tour. Và các chuyến bay cũng có thể dời/hủy tùy điều kiện thời tiết.
  • Nếu không muốn trekking 7 ngày mà chỉ muốn lên ABC chụp ảnh thì có thể chọn trực thăng, đi mất 15 phút là tới. Giá từ 350USD/người mùa này. Bạn nào đi thì nên tìm hiểu lại giá cho phù hợp nha. Nếu chọn phương án này thì bỏ luôn mấy cái đoạn trên.
Tạm thời nhớ nhiêu đó. Ai đi thì hỏi mình trực tiếp cho lẹ nha.
Tham khảo bài 7 siêu điều và gợi ý về ABC Nepal để có thêm thông tin nha.[/et_pb_text][/et_pb_column] [/et_pb_row] [/et_pb_section]

Show CommentsClose Comments

Leave a comment