Tui bắt đầu đọc cuốn sách “Tiếp thị di động – Chuyện bây giờ mới kể” của Vũ Hoàng Tâm từ hồi tháng 10 mà giờ mới kể. Bởi vì, giờ mới xong.

Tiep thi di dong chuyen bay gio moi ke
Cuốn sách đọc mãi mới xong (sách nào mà tui chả đọc mãi mới xong)

Sách gồm 2 phần lớn với 9 chương, cộng thêm 7 phần “râu ria” giới thiệu, phụ lục này nọ. Trong mấy tháng, tui cà rề được mỗi phần Giới thiệu và Chương 1. Vậy mà chỉ trong vài tiếng nghỉ Tết, nhấn mạnh là vài tiếng, tui “ngốn” một lèo các chương còn lại. Quá nể! Quá thích! Quá phấn khích! Nói vậy chứ cái phần tui đọc trước đó cũng khoảng một phần ba sách rùi chứ chẳng ít.

Thui để tui đi vào chủ đề chính.

Nội dung sách với gần 300 trang hơi mang tính học thuật, phần lớn để giải thích các khái niệm liên quan đến mobile marketing (tiếp thị di động), tập trung nhiều vào Phần 1: Tin nhắn SMS. Xen vào đó là vài câu chuyện thực tế để minh họa. Giọng văn của tác giả cũng nhẹ nhàng, thân thiện, nên các vấn đề nặng học thuật cũng dễ nuốt hơn.

Tiep thi di dong chuyen bay gio moi ke
Mục lục sách

Xét một cách tổng thể, sách phù hợp nhất cho những ai muốn tìm hiểu về ngành này, chứ những người làm trong ngành như tui thì biết cũng khá nhiều, đặc biệt là Phần 2: Ứng dụng di động. Tui ít nhiều cũng đã ứng dụng vài thứ trong các hoạt động truyền thông cho khách hàng, chẳng hạn như SMS marketing, mobile advertising, hoặc ít nhất cũng có đề xuất những giải pháp mới như bluetooth marketing, LBS (location-based service), iBeacon, AR… các loại.

Phần có vẻ mới mẻ với tui là tổng đài điện thoại và cách thức hoạt động của nó. Hiểu thì hiểu thế thôi, chứ không áp dụng trong thực tế công việc của mình nên cũng nhanh chóng lướt qua. Thế nên đọc cái phần đầu lại thấy chán.

Sách được tác giả ký tặng

Tui đề xuất nên đọc sách này để có cái hiểu đúng về ngành. Đây là cuốn sách về mobile marketing tương đối đầy đủ, chi tiết, rõ ràng, xúc tích. Tuy nhiên, sách có vài lỗi morat (lỗi ngữ pháp, chính tả) khiến tui đôi khi cảm thấy hơi khó chịu.

Hết. Hề hề.

Tiep thi di dong chuyen bay gio moi ke
Mang cuốn sách theo trong chuyến đi Israel mà chẳng đọc được nhiu. Ảnh chụp tại phi trường Ben Gurion

Show CommentsClose Comments

Leave a comment