Giựt tít câu like vậy thôi chứ chả có bí quyết gì. Chắc tại mình… đẹp.

Đùa thôi, quan điểm của mình là phát triển nhân sự trước, có nền tảng vững vàng, rồi mới mở rộng doanh thu. Vấn đề của doanh nghiệp mới là phải kiếm thật nhiều tiền mà quên mất hoặc chưa đầu tư đúng mức cho nhân sự, dẫn đến việc có thật nhiều khách hàng, nhiều dự án về, nhưng nguồn nhân sự không đủ để đáp ứng, dẫn đến chất lượng dự án không tốt, nhân sự bị quá tải, hoặc không biết làm thế nào. Thế là nghỉ. Mà nhân sự bây giờ khó tìm như… tuyết mùa hè. Vậy làm sao để giữ nhân viên?

Sẽ có câu hỏi: “Không kiếm tiền thì nuôi quân thế nào?” Không phải là “ăn hàng ở không” đâu, mà là kiếm vừa phải, đủ để vừa làm có tiền, nhân viên có việc làm, có trải nghiệm, và được huấn luyện. Khi nào mọi thứ sẵn sàng, hãy bước nhanh. Mình mất gần hai năm.

Vậy huấn luyện nhân sự xong họ đi mất tiêu thì sao? Ờ, bài toán nan giải của các doanh nghiệp. Mình chả được học hành bài bản gì cả, cứ làm theo bản năng và kinh nghiệm thôi. Mà hình như mình cũng may mắn nữa. Xin chia sẻ vài cách để giữ nhân viên.

1.

Phỏng vấn đầu vào đơn giản. Mình không chọn kỹ theo các tiêu chí phổ biến và truyền thống. Mình chọn bạn nào muốn học hỏi, có ý chí. Cảm giác quan trọng lắm, mà có khi sai, tỷ lệ thấp.

2.

Mình phỏng vấn thoải mái, thường ở cà phê, nói chuyện thân thiện, và luôn với tâm thế ngang bằng ứng viên chứ chả bao giờ tỏ ra “bề trên”. Đây là mối quan hệ hợp tác win-win, chứ không phải trả tiền mua hàng.

3.

Luôn chia sẻ thẳng thắn, rõ ràng, trung thực các chính sách, phúc lợi, văn hóa, sếp, đồng nghiệp… của công ty để ứng viên có cơ hội lựa chọn. Mình luôn khuyến khích suy nghĩ kỹ càng. Thấy thoải mái thì làm, không thì thôi. Đừng làm vì cần tiền, vì mối quan hệ sẽ “fail”. Ngay cả khi mình thấy một người nào đó rất phù hợp, mình vẫn không cố kéo.

4.

Training cho nhân viên. Ngay cả khi họ có kinh nghiệm thì vẫn cần training. Chủ doanh nghiệp thường nghĩ: tuyển người có kinh nghiệm thì tự biết việc mà làm. Xin thưa, họ có kinh nghiệm thế nào đi chăng nữa thì về công ty mới vẫn phải training. Mỗi công ty một khác.

5.

Đừng quá lo lắng việc nhân viên rời đi. Nếu công ty không phải là của họ thì trước sau gì họ cũng đi. Không 1-2 năm thì 4-5 năm, hoặc 10-15 năm, kiểu gì cũng đi. Nên sao phải lo?

6.

Mình bắt mấy bạn nhà mình học hỏi, đọc, rồi mình training các kiểu. Mình bảo: “Kiến thức các bạn có được là của các bạn, không phải của chị hay công ty. Sau này ra khỏi công ty, các bạn mang theo, chứ công ty không giữ được gì. Đó là tài sản của các bạn. Còn ở đây thì lo tranh thủ mà học hỏi đi”. (Có lẽ vì thế mà bọn gái nhà này “tranh thủ” lâu vãi! Ha ha ha)

7.

Chia sẻ thẳng thắn tình hình công ty, đặc biệt tài chính. Lời bảo lời, lỗ bảo lỗ, khó bảo khó… Nhân viên được chia sẻ sẽ cảm thấy họ có giá trị với công ty. Một số việc nên tham khảo ý kiến họ. Vì công ty là của mình mở ra nhưng chính nhân viên là những người xây dựng và phát triển. Đừng tách họ ra.

Nhiu đó thôi. Mỏi tay rồi.

Hôm nay ai nhập mà nói ghớm!

Show CommentsClose Comments

Leave a comment