Trong một lần lướt Voiz như thường lệ, mình nhấn vào cuốn Sói Già Phố Wall (The Wolf of the Wall Street) của tác giả Jordan Belford. Nhìn tổng thời gian là hơn 23 tiếng thấy cũng hơi ngán ngẫm, nhưng cứ nghe thôi. Và đó là một lựa chọn thú vị.

Thú vị đầu tiên là từ văn phong.

Mình không đọc bản gốc tiếng Anh mà chỉ nghe bản dịch tiếng Việt của Nguyễn Xuân Hồng nên khó có thể so sánh là dịch đúng ý hay không. Nhưng rõ ràng, bản tiếng Việt rất ấn tượng và thú vị. Nghe qua là có thể hiểu được nhân cách và tính cách của một con “sói già” ở khu tài chính lớn của Mỹ, một người siêu giàu, có tất cả mọi thứ, nhất là có rất nhiều tiền. Cái câu “cái gì không mua được tiền thì có thể mua được bằng rất nhiều tiền” là đúng nhất trong cuốn sách này.

Xuyên suốt cuốn sách là giọng văn của một kẻ giàu có, chơi đẹp, xử lý các sự cố bằng tiền và rất nhiều tiền, dùng ma túy hoặc các chất gây nghiện như một điều hiển nhiên, có một chút hợm hĩnh, coi thường những người khác, chê những đồ “rẻ tiền”, và cả tâm lý nghi ngờ tất cả, kể cả người trong gia đình.

Jordan dường như xem tất cả đều thấp kém, coi thường tất cả mọi người, qua cái cách mà anh mô tả và định danh những người xung quanh, cũng như cách anh mô tả những món đồ “đầy mùi tiền”.

Xem anh ta mô tả viên phi công trung thành của mình ngay ở Chương 2:

“Đại úy Marc là một cơ trưởng có gương mặt chữ điền, tuýp người khiến bạn thấy tin tưởng ngay khi mới gặp. Và không chỉ cằm anh ta vuông; cả người cũng vậy, dường như nó được khớp lại từ những bộ phận vuông vức, cái nọ chồng lên cái kia. Thậm chí bộ ria đen nhánh của anh ta cũng là một hình chữ nhật hoàn hảo, và nó “ngự” ngay bên trên cái môi trên cứng đơ của anh ta, hệt như một cái chổi công nghiệp.”

Hay gọi Kenny, cánh tay trái của Jordan trong công ty, là “Đầu đất”: “Kenny thì không thấy có gì là thô kệch hay đẹp đẽ cả. Và kiểu đầu nhà binh mới cắt của anh ta làm cho cái vẻ thộn của anh ta càng đúng chất thộn hơn. Cánh tay trái của tôi đấy, tôi nghĩ bụng: Đúng là thằng Đầu đất.

Và những người làm trong gia đình mình là “bầy thú xiếc”. “Bầy thú xiếc” hơn 20 “con” phục vụ từ bảo vệ đến nấu ăn, chăm con, lái xe hay lo “chuyên duy trì cho cái hồ nước khủng khiếp trong nhà tôi luôn được cân bằng sinh thái“.

Anh ta đặt biệt danh cho tất cả những người anh ta gặp: “Max điên” là ba của anh ấy, “Đầu bếp” là nhân viên kế toán, “Chuyên gia ề à” và “Chuyên gia khạc nhổ” là hai đối tác trong công ty giày Steve Madden,… và còn nhiều nữa. Trước mặt mọi người, anh ta vẫn rất lịch sự, nhưng sau lưng luôn gọi họ bằng những biệt danh như thế.

Điều thú vị tiếp theo là mô tả rất chân thực những thứ “nhạy cảm” như ma túy, làm tình, say sưa.

Những tiếng chửi như “mẹ kiếp”, “khốn nạn”, “ngu bỏ mẹ”, “đéo”… thường xuyên được sử dụng như một đặc trưng của dân phố Wall thì phải.

Ở chương mô tả “nữ công tước”, cũng là một biệt danh cho người vợ, tác giả mô tả: “Nàng nhận được công việc ấy là nhờ đôi chân của mình; cộng thêm cặp mông còn tròn trịa hơn cả mông của một cô ả người Puerto Rico và đủ rắn chắc để làm một đồng 25 xu nảy bật lên…

Nàng quả một cao thủ làm cho người khác hứng tình, với đôi chân tuyệt diệu dang rộng và chiếc váy vén cao trên hông nhưng không hề nhìn thấy quần lót đâu cả. “Cái ấy” hồng hồng xinh xắn của nàng đập thẳng vào mắt tôi, đầy ham muốn. Tất cả những gì Mẹ có chỉ là một đám lông tơ màu vàng mềm mại gọn gàng và chỉ có vậy.

Thật khó để liệt kê hết những sự thật trần trụi trong cách hành văn của cuốn sách này. Rất rất nhiều. Và nó trở thành một đặc điểm thú vị.

Thú vị tiếp theo là sự chuyển biến tâm lý nhân vật

Cuộc đời Jordan Belford từ lúc bắt đầu công việc là một nhân viên nối máy (điện thoại) tại Công ty LF Rothschild cho đến khi trở thành ông chủ khét tiếng của Stratton Oakmont cho đến khi bị bắt và ra tù chỉ vỏn vẹn trong khoảng 10 năm. Khoảng một thập kỷ mà trải qua rất nhiều biến cố như thế thì phần còn lại của cuộc đời chẳng còn gì đáng sợ nữa. Có lẽ vì thế mà ở tuổi ngoài 30, Jordan kinh nghiệm như một ông già.

Vẻ tự tin, đĩnh đạc bên ngoài cũng không che được những nghi ngờ, lo lắng bên trong. Trong công việc, Jordan là một người tự tin và luôn làm cho các tối tác tin tưởng. Nhưng bên trong, anh ta luôn nghi ngờ tất cả mọi thứ, mọi người. Anh ta luôn tìm mọi cách, thậm chí mọi thủ đoạn để không ai có thể “chơi” mình. Tâm lý thay đổi xoành xoạch như trở bàn tay trong suốt cuốn tự truyện.

Với nữ công tước, có lẽ anh còn có tâm lý phức tạp hơn, nhất là sau khi anh đạp cô nàng xuống cầu thang trong cơn phê thuốc và trước khi vào trại cai nghiện. Anh tự đặt ra nhiều suy nghĩ trong đầu và tự đấu tranh, vừa cảm thấy có lỗi vì hành động của mình mà vừa cảm thấy nàng đã hết yêu mình và muốn đá đít mình. Rồi anh tự đau khổ, dằn vặt với cái tâm lý đó, cho đến gần một tuần sau, khi kết nối được điện thoại với nữ công tước, anh mới giải tỏa.

Điều thú vị cuối cùng, cuộc sống ở phố Wall của những con người giàu có thật thú vị

Cái thú vị của nó không nằm ở xe sang, du thuyền, máy bay riêng, có người hầu kẻ hạ, mà cái thú vị nằm ở các chiêu trò kinh doanh. Bởi, vì vậy người ta mới giàu.

Đọc những đoạn mô tả cách thức bán hàng, cách tăng giá trị cổ phiếu, cách chuyển đổi cổ phần, thậm chí cách rửa tiền xuyên quốc gia… mới thấy thế giới của người giàu thật lắm chiêu trò. Đó là một thế giới mà mình sẽ không bao giờ bước vào dù có cơ hội, vì đó không phải là cuộc sống mong muốn của mình.


Nhưng nhìn chung, đây là một cuốn sách thú vị với mình, dù bắt đầu nghe từ đầu tháng 10 mà đến gần giữa tháng 11 mới xong. Người ra rì-viu toàn về những bài học kinh doanh, bán hàng này nọ chứ tui chỉ rì-viu dzị thoai.

Show CommentsClose Comments

Leave a comment