Các bạn trẻ mới đi làm, hoặc các bạn không trẻ nhưng vào công ty mới, thường chưa hiểu ý sếp nên sếp “ho” một phát là cun cút làm theo. Sếp nói gì cũng làm ngay lắp tự dù thời gian và nguồn lực không khả thi. Lý do để trễ các tác vụ khác thường là “sếp bảo…”, “sếp muốn…”, “sếp yêu cầu…” Lời của sếp trở thành một MỆNH LỆNH phải thực thi.

Sếp trong công ty không phải là vua để ra lệnh chém là chém, bỏ tù là bỏ tù. Sếp cũng không phải tướng để ra lệnh cho lính đánh là đánh, thủ là thủ. Sếp là người thuê để bạn hoàn thành những công việc mà bản thân sếp không đủ thời gian, công sức và chả chuyên môn để hoàn thành. Vì thế, một yêu cầu nào đó của sếp chỉ nhằm mục đích hoàn thành một công việc, dự án nào đó. Nó không phải là mệnh lệnh để bạn phải làm ngay và luôn và bỏ các nhiệm vụ chính của mình.

Nếu sếp yêu cầu bạn làm một công việc nào đó, hãy hỏi về deadline. Nếu deadline thong thả, báo lại với sếp mình sẽ hoàn thành. Nếu deadline qua gấp, hãy chia sẻ với sếp về những việc cũng gấp khác đang cần và thảo luận lại deadline hợp lý. Còn nếu chưa biết khi nào sẽ hoàn thành thì xin sếp một khoảng thời gian vừa đủ để tính toán về deadline và báo lại.

Đừng bao giờ im và làm ngay khi nhận được yêu cầu. Sự im lặng tưởng như thể hiện sự ngoan ngoãn, vâng lời của bạn, nhưng thực tế là nó giết chết bạn vì 2 lý do:

1. Bạn sẽ bị trễ các nhiệm vụ quan trọng khác để thực hiện “MỆNH LỆNH” của sếp. Đến khi nhiệm vụ chính của bạn không hoàn thành, mình xin cá là sếp sẽ chỉ nhớ bạn đã không hoàn thành việc của bạn thôi chứ đừng biện lý do bạn bận giải quyết chuyện của sếp vừa giao.

2. Bạn sẽ bị căng thẳng, rối trí vì việc sếp giao làm chưa xong mà việc mình cũng làm không tới.

Bonus thêm một lý do, bạn sẽ liên tục bị sếp giao những nhiệm vụ bất ngờ vì sếp nghĩ là bạn không có gì để làm hoặc quá rảnh (vì giao việc gì cũng làm liền).

Như mình nói, yêu cầu của sếp không phải là mệnh lệnh. Bạn cần trao đổi deadline với sếp trước khi thực hiện. Đi làm là TRAO ĐỔI sức lao động và chuyên môn để lấy tiền, không phải để BÁN mình bằng mọi giá để có tiền.

Trừ khi bạn chẳng có giá (trị) gì.

Show CommentsClose Comments

Leave a comment