…là có thật các mẹ à.

Đừng nói đến những điều to tát như đọc sách, đọc tài liệu. Hãy nói đến những điều nhỏ nhặt là đọc post trên Facebook thôi cũng thấy rõ.

Post ghi rõ thông tin về giá cả, địa chỉ bán, người xem vẫn cứ thích hỏi lại câu y chang. Lịch sự thì “shop ơi, giá nhiu?”, “cái này bán ở đâu?”, còn thô lỗ thì “bn?”, “gia”, “ib”…

Ảnh: Internet

Chương trình ghi rõ điều kiện, thể lệ cũng *éo đọc. Biết chả ma nào đọc cái thể lệ dài ngoằng nên ghi lại tóm tắt chương trình, vẫn hỏi “tham gia sao?” rồi đăng ký sai hết (làm tui mất KPI)…

Nói đâu xa, mình post FB, hỏi mình viết bài về giảm cân, ăn uống này nọ, có ai đọc hông. Xong mình nhiệt tình viết, và những người “hóng dép”, “lót dép”, “viết đi”, “ủng hộ”… chả thấy đọc đâu. Rồi mình viết chình ình trong bài, xong comment hỏi thứ mình đã viết.

Nếu không đọc thì chắc chắn là không đủ kiến thức và thông tin để chọn lọc. Nếu không đọc thì khó mà trò chuyện/ bắt chuyện với người khác. Nếu không đọc, thì sẽ làm rất nhiều thứ sai vì “thấy trên mạng”, “làm theo mạng”… “Mạng” không có lỗi, lỗi tại chúng ta không đọc.

Và vì biết chúng ta không đọc, nên truyền thông mới có cớ để dẫn dắt chúng ta bằng những cái headline, title thật ngắn gọn, xúc tích nhưng không đủ ý. Rồi chúng ta xem headline, rồi chúng ta cảm thấy bức xúc, chán nản, mệt mỏi, bi quan với thế giới này. Chúng ta đổ tội “báo mạng”, “giật tít”, “câu view”… Nhưng nếu chúng ta đọc nghiêm túc, họ chắc chắn không có cơ hội làm vậy.

Lý do được đưa ra nhiều nhất là không có thời gian đọc. Xin thưa, là bạn không quan tâm đến việc đọc chứ đừng đổ tội cho thời gian. Đã lười đọc mà còn thêm tính đổ thừa thì không được nha.

Show CommentsClose Comments

Leave a comment