Một cuốn sách thú vị và đầy đủ về văn hóa và lịch sử Ai Cập. Ngoài các chương chính thì phần Phụ lục cũng có nhiều tài liệu, thông tin bổ ích, đặc biệt là giới thiệu về các triều đạo Pharaoh tại Ai Cập và lý do tại sao các thông tin về Pharaoh Akhenaten “biến mất” trong lịch sử.

Ảnh: Internet

Những bài học từ cuốn sách thì trên mạng review cũng nhiều. Mình đọc sách xong rồi đọc review thấy người ta viết cũng hay. Còn mình thì chỉ có mấy ý này.

1. Làm lãnh đạo dù có định hướng tốt, kế hoạch tốt mà không được lòng dân cũng khó mà thành.

Pharaoh Akhenaten có tư tưởng khác biệt hoàn toàn với các bậc tiền bối và cả hậu bối. Những thay đổi của ông có thể giúp Ai Cập phát triển, nhưng vì không được lòng các giáo sĩ, quan lại và giới quý tộc nên luôn bị ghét.

2. Đàn ông thời nào thì cũng khó lòng qua ải mỹ nhân.

Y sĩ tài ba Sinuhe vì mê gái mà tán gia bại sản, bỏ đi biệt xứ, thù hận cả người bạn thân từ thuở nhỏ, để rồi sống một cuộc đời đau khổ.

3. Văn minh Ai Cập quá thú vị nhưng giờ chẳng còn gì

Sau các cuộc chiến tranh liên miên, rồi bị đô hộ, áp bức nhiều ngàn năm, văn hóa Ai Cập giờ không còn nguyên bản. Người Ai Cập còn không đọc hiểu được ngôn ngữ của chính dân tộc họ.

—–
Câu chuyện Ai Cập qua lời kể của nhân vật Sinuhe kết thúc lơ lửng luôn:

“Cũng như những vết chân trên cát chỉ tồn tại một thoáng giây rồi phai mờ; huyền thoại về một người Ai Cập, qua Hy Lạp mở trường dạy học, đào tạo nhiều thế hệ học trò xuất sắc chỉ còn là một câu chuyện mơ hồ trong cuộc sống ồn ào, náo nhiệt ngày nay.”

Show CommentsClose Comments

Leave a comment