Giựt tít thôi. Storytellers ở đây mình đang muốn nói những doanh nghiệp mới, những “start-up”, những người mới bắt đầu làm kinh doanh một cách nghiêm túc, hông phải kinh doanh cho dzui hay kinh doanh cho bớt rảnh, bớt túi tiền.
Doanh nghiệp nhỏ dễ bị phá sản. 50-70% họ biến mất khỏi thị trường trong khoảng 18 tháng. (Hic, nghe “thảm” quá!).
1. Chọn sai người đồng sáng lập.
Khi bắt đầu kinh doanh, chúng ta thường có xu hướng chọn người làm chung để lỡ có chuyện gì thì cũng có thể san sẻ, cùng “lên bờ xuống ruộng” với nhau cho vui. Nhưng mà, chọn sai người, không chỉ bạn mệt mỏi với công việc mà còn mệt mỏi với chính người kia.
Tốt nhất không nên chọn bạn thân. Mọi người thường nghĩ, bạn thân hiểu nhau dễ làm việc. Nhưng xảy ra sự đi rồi biết.
2. Chưa hiểu kỹ năng cần thiết của một người CEO.
Có thể, trước đó, bạn được thuê làm CEO cho một công ty, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn có thể làm CEO cho chính doanh nghiệp của mình.
Ngoài chuyên môn còn phải lãnh đạo, quản lý, hiểu nhân sự, kế toán, thuế má, quy trình, chính trị…
3. Cố gắng làm hài lòng tất cả.
Chẳng một doanh nghiệp nào, dù “bự tổ bố”, có thể làm ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu của tất cả mọi người. Ngay cả các doanh nghiệp về ngành hàng FMCG, họ sản xuất nhu yếu phẩm, nhưng một sản phẩm cũng không dành cho tất cả. Huống hồ, bạn bé tí.
4. Bị ám ảnh từ đối thủ.
“Phải làm cho bằng được sản phẩm như đối thủ”, đó là tâm lý chung. Mà suy cho cùng, làm sản phẩm giống họ chẳng khác nào bạn tự giết chết mình vì sản phẩm bạn không khác biệt gì cả.
5. Không học hỏi tất cả mọi thứ.
Giỏi chuyên môn chưa đủ, còn phải giỏi lãnh đạo, quản lý và những thứ lằng nhằng xung quanh. Không phải cứ làm được những chương trình thành công được khách hàng khen trước đó là có thể mở và phát triển một công ty về lĩnh vực bạn thành công được.
6. Hết tiền.
“Chuyện thường ngày ở huyện” của các doanh nghiệp nhỏ ít vốn. Xài tiền người khác thích lắm, vung sao cũng được. Chi tiền của mình mới biết cảnh.
Chớp mắt một tí là chi lương, các loại thuế, tiền thuê văn phòng, tiền dịch vụ, tiền trả cho bên bán, thậm chí tiền văn phòng phẩm, tiền mua nước uống… Tất tần tật cần phải chi.
Phải tăng cường sale mới đủ “bù lỗ”.
7. Đặt quan điểm cá nhân vào.
Ừ, thì công ty của bạn mà. Bạn muốn thế này, muốn thế kia, phải làm vậy, phải làm nọ… Bạn không nghe người khác vì cho rằng họ không hiểu như bạn, rằng họ sai. Đặt cảm xúc, quan điểm cá nhân vào việc phát triển doanh nghiệp chỉ giúp cho nó dễ chết hơn thôi.
8. Thuê không đúng người.
Không phải cứ kéo những “tai to mặt bự” trong ngành về là bạn có thể phát triển công ty. Đồng ý, danh tiếng của họ có thể làm công ty bạn được biết đến tốt hơn, được uy tín hơn. Nhưng với những start-up, bạn chỉ cần người hiểu được môi trường start-up, hiểu được công việc, có trách nhiệm… Danh tiếng có thể xây dựng sau khi sản phẩm được đón nhận mà, phải không?
9. Không nghe phản hồi từ chính khách hàng.
Thường thì chúng ta hay nghe phản hồi từ bạn bè, đối tác, đồng nghiệp hoặc những người “cùng khổ” về chúng ta để cải thiện. Nhưng ta quên một điều: chính khách hàng – những người sử dụng sản phẩm, dịch vụ – là người đưa ra phản hồi tốt nhất. Nghe họ!
—————–
Đọc xong, thấy cái nào Storytellers cũng “hưởng” một tí. Haiz… Đã qua 3 tháng. Mong nó sống hơn 18 tháng.
(Bài viết được lấy cảm hứng từ “The 9 Most Common Mistakes Of First-Time Entrepreneurs”)